GIẢI PHÁP CHUẨN ĐỂ NGHE NHẠC LOSSLESS

1 thg 10, 2014

Nhu cầu nghe nhạc bằng file lossless hay nói chung là các file số ngày càng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng và tính tiện dụng của người yêu nhạc... Thật vậy , không chỉ riêng tại gia đình, mà các mô hình kinh doanh coffee bar, cofee lounge ngày nay càng ưa chuộng thể loại file nhạc số.
Nhưng thực tế là các file nhạc số thường nhiễu, tốc độ truyền và xử lý kém hơn những file CD, do đó AE khi nghe qua HDP, hay PC, USB thường cảm giác chất âm không sạch, không chi tiết, lạo xạo, rào rạo làm sao ! 
Vậy hướng xứ lý đưa ra là phải qua thiết bị DAC - một thiết bị chuyển tín hiệu từ Digital giải mã theo từng Mb sang tín hiệu như tín hiệu Anlodge(tức là tín hiệu qua CDP) giải mã theo từng Bit, thì khi đó, âm thanh sẽ chuẩn hơn, chi tiết, sạch và tách bạch hơn...
Thế nhưng , vấn đề chưa dừng lại ở đó, mà phải chọn DAC nào để "cái sự việc giải mã" đạt hiệu quả cao nhất , chuẩn nhất (cái này nói nhỏ : " chứ sắm DAC xong mà nghe same same hoặc kém hơn nghe CDP thì lại khổ...!")
Hành trang là Giải thưởng đầy danh giá " Products DAC of the Year" 2011 ( Sản phẩm DAC của năm 2011), AUDIOLAB MDAC tiến vào để thỏ thẻ với người yêu nhạc Lossless tại Việt Nam rằng "Hãy thưởng thức...hãy đón công nghệ...và mỉm cười... "

MDAC được bình chọn là "DAC của năm 2011" ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ DAC một cách "xuất sắc" nhất trong tất cả DAC đang có mặt trên thị trường( yếu tố ĐÁNG ĐỒNG TIỀN đã đưa em này đoạt nốt cái (*) thứ năm trong tổng số 5 sao) mà còn ở những tính năng độc đáo cho phép AE tận hưởng nhạc lossless bằng nhiều cách với hiệu quả cao nhất ...
AUDIOLAB MDAC - Power AUDIOLAB 8200 P :Bộ đôi làm thay đổi diện mạo nhạc Lossless...
Nếu AE chưa hề hoặc chưa thỏa mãn với thiết bị nghe nhạc lossless hiện có, thì đây là bộ đôi sẽ cho AE chất lượng âm thanh nghe lossless hay nhất trong tầm giá...
Chỉ cần một đôi loa phù hợp với diện tích phòng, với gu thưởng thức là AE đã có một bộ dàn nghe nhạc đạt chuẩn như nghe qua CD cao cấp rồi đó.
Một dàn máy luôn cần có : Nguồn phát tín hiệu (CDP, HDP, USB, PC..) + Thiết bị xử lý và khuyếch đại (Amply, Pre - Pow) + Loa
Thế nhưng, như ai cũng biết, trong cùng một thương hiệu sản phẩm, trong cùng một tầm, chơi Pre-Pow mang lại một trải nghiệm khá thú vị, vì Pre-Pow là hai thiết bị thực hiện một nhiệm vụ xứ lý và khuyếch đại tín hiệu, khi gộp chung lại thành một thiết bị (là amply tích hợp) sẽ gây nên sự nhiễu xung điện từ do dùng chung một bộ nguồn điện, tín hiệu từ đó cũng không được tách bạch, chi tiết và rõ ràng hơn...
Hay nói nôm na như thế này : Việc xứ lý và khuyếch đại tín hiệu như là con bò và cái thùng kéo , nếu ta đầu tư cho con bò và cái thùng kéo mỗi ngày 100 đồng để nuôi dưỡng và bảo trì ( là amply tích hợp) hay là ta đầu tư cho con bò 100 đồng để nuôi dưỡng và cái thùng kéo 100 đồng để bảo trì( là Pre và Power)...Theo AE, hình thức nào con bò khỏe và thùng kéo chắc chắn hơn , thồ hàng "ngon lành" hơn ????
Nắm bắt được điều này, ngay khi còn thai nghén ý tưởng sản phẩm DAC, các kỹ sư bậc thầy người Anh cúa AUDIOLAB đã nghiên cứu và  phát triển tính năng Pre Amplifier ( Stereo và MonoBlock  ) trong dòng sản phẩm MDAC mà thành công vang đội ngày hôm nay của sản phẩm này được cả thế giới công nhận...
À... nhắc tới Stereo  và Monoblock, xin AE một phút để giới thiệu sơ qua "Thế nào là Pre Stereo ? Thế nào là Pre MonBlock ?" :
Cùng là một cách chơi Pre và Pow, nếu như Pre - Pow Stereo là một hình thức tách rời phần xứ lý (Pre) và phần khuyếch đại (Power) ra làm 2 thiết bị riêng biệt, thì Pre - Pow Monblock lại cầu kỳ hơn ở việc tách rời phần khuyếch đại của 2 loa ra. Thế là Pre - Pow Monoblock lại gồm 3 thiết bị , gồm : Pre + Power loa trái + Power loa phải... Nói nôm na lại chuyện CON BÒ ở trên : Nếu cho con bò và thùng kéo , chuyên chở 2 kiện hàng (là loa trái và loa phải) , thay vì ta chất 2 kiện hàng trên cùng một thùng kéo , nếu 2 kiện nhỏ thì OK... kéo tốt , nhưng nếu là 2 kiện lớn, nặng, thì việc ta tách ra làm 2 thùng kéo để chứa 2 kiện hàng có phải hiệu quả hơn không nào ? Thế thì CON BÒ (phần Pre) cũng phải khỏe, phải được đào tạo "đúng chuẩn " mới lèo lái và kéo được 2 thùng kéo to tường kia - dĩ nhiên, ở đây ta sẽ cấp thêm 100 đồng cho việc bảo dưỡng cái thùng kéo thứ 2 nữa...
Nói như thế để AE hiểu là Pre Monoblock dĩ nhiên có "Võ nghệ cao cường" và được thiết kế chuẩn hơn Pre Stereo rồi.
Và xin thưa, AUDIOLAB MDAC  dám tự tin thực hiện chức năng của 1 Pre Monoblock và 1 Pre Stereo luôn đấy AE ạ với đầy đủ ngõ Out A/V cho Pow Stereo, Pow Monoblock và Out Balance cho Pow Monoblock Hi-end...

Quay trở lại bộ đôi MDAC và 8200P, đây là bộ đôi thỏa mãn cho ta chức năng chính là 1 DAC + chức năng phụ là 1 Pre Stereo + 1 Pow Stereo.
Chất lượng được nhiều AE ghé showroom thẩm âm và kết luận 1 từ " Tuyệt !!! "
Đôi loa dùng phối ghép chung là CASTLE CONWAY 3 From England :
Mở đầu là bản "Hotel California" quen thuộc được down xuống PC , tiếng gãy Guitar dạo đầu nghe thật dày dặn, tiếng ngân trong thùng đàn, tiếng dây đàn nãy lên nghe thật căng tiếng, điều này giảm đáng kể khi mình phối ghép qua amply tích hợp trên cùng đôi loa này. Tiếng trống thật dứt khoát và gọn, sâu mà căng... Mình down file của phiên bản chơi Unpluged ( tức là không qua nhạc cụ cắm điện ), nghe tiếng bộ gõ chắc từng tiếng một, rõ ràng, tách bạch, từng đoạn hít lấy hơi nghe rõ ràng như thật...
Sau đó mình thử cắm sang phối cùng Monitor Audio RX8 và chơi cùng bản nhạc trên, AE cũng tròn mắt và công nhận, đúng là chơi Pre - Pow nghe "đã" thiệt, trong số AE đó đã từng than phiền RX8 nghe tiếng bass hơi bị kéo đuôi, lấn át đi tiếng mid vốn trong trẻo của dòng RX, thế nhưng khi chơi theo kiểu Pre-Pow này, nhược điểm trên hoàn toàn được khắc phục tốt, tiếng bass gom gọn lại hẳn, sâu và chắc, còn âm mid nhờ đó mà sáng hẳn, treb lung linh hơn...
Vậy thì ta ngại ngần gì mà không chơi lossless hẳn lên Pre-Pow nhằm đạt hiệu quả cao hơn nhỉ ?...
     
* Xin mở ngoặc thêm trường hợp nghe Lossless qua Receiver :
 Có lẽ AE nào đã , đang, và có thể sẽ ngán ngẫm với kiểu chơi nhạc lossless "mập mờ" của Receiver, thì việc đầu tiên AE nghĩ sẽ cải thiện  chất lượng nghe nhạc là bằng cách sắm 1 con Pow 2 kênh để trị cặp Front mà mình yêu thích...thế nhưng " Hỡi ơi ! tốn cả mớ tiền thế mà vẫn chả khá lên được bao nhiêu"... là vì 2 lý do :
- Tín hiệu Source vào khi qua receiver đa phần AE sử dụng nguồn tín hiệu Digital từ HDP, từ PC, USB... là những File nhạc cho tín hiệu rất nhiễu, thiếu ổn định và chưa đạt tới chuẩn cho phép để nghe nhạc hay như hoặc hay hơn nghe CDP
   Giải pháp : Trang bị 1 DAC để "thuần hóa" những tín hiệu Digital sao cho đạt chuẩn như hoặc hơn chuẩn của tín hiệu phát từ CD
- Phần xứ lý tín hiệu ( phần PRE) của Receiver không phải để chuyên nghe 2 loa , mà để chuyên nghe 5 loa mới đủ hết dãi tầng mà receiver đòi hỏi cho dù phim hay nhạc...chính vì thế mà nghe "nó thiêu thiếu làm sao !!!" . Nói một cách thẳng thắn, Phần Pre của receiver nghe nhạc 2 kênh... chưa thật hay !!!
   Giải pháp : Sắm 1 em PRE 2 kênh hẳn hoi cho "môn đăng hộ đối" với anh Pow nhà ta
Tuy nhiên, lại băn khoăn ở chỗ:
- Tài chính giới hạn : cho cả 2 khoản PRE + DAC
- Sắm từ từ DAC trước thì "máu" nó nguội mất lại còn phải cắn răng chịu đựng phần xứ lý "đáng lo ngại" của receiver
- Liệu có DAC rồi nghe có hay bằng CD hay là bao nhiêu % chất lượng được vải thiện khi so với nghe "chay" từ HD, PC sang ... 
Vậy tại sao ta không đầu tư một lần 1 DAC và 1 Pre được thiết kế trong AUDIOLAB MDAC !
MDAC sẽ giúp bạn hưởng thụ chất âm của 1 đầu CD Player cao cấp từ nguồn nhạc lossless hoặc gọi chung là nhạc từ File Số, đồng thời thay thế và lấp lỗ trống khiếm khuyết trong phần xứ lý tín hiệu khi nghe nhạc của Receiver...
* Muốn chất âm nghe sâu, rộng và tách bạch hơn bạn chọn ngõ Output này :
* Tương tự, AE hãy cứ đừng ngại ngần mà phối ghép BỘ BA NGHE NHẠC LOSSLESS CỰC CHUẨN : MDAC + 8200M + 8200M
Hoặc : BỘ BA NGHE NHẠC LOSSLESS HI-END : MDAC + 8200MB + 8200MB
Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015. NhacSo47.com.
Design by Herdiansyah Hamzah. Published by Themes Paper. Powered by Blogger.
Creative Commons License