Nhạc số: tương lai đang thành hiện thực

23 thg 9, 2014

link gốc: http://www.techland.com.vn/td803.html

 Khái niệm cơ bản và xuất hiện sớm nhất về nhạc số chất lượng cao chính là lossless. Lossless đơn giản là chuẩn nhạc số không nén, hay nói khác đi, không làm mất dữ liệu khi chuyển từ CD vào thiết bị lưu trữ khác, như ổ cứng. Một ổ cứng dung lượng 1TB có thể lưu tới 3000 CD lossless, cực kỳ tiện lợi. Các định dạng cơ bản bao gồm WAV, FLAC, APE và AIFF (Apple Lossless). Tuy nhiên, chỉ lossless không vẫn chưa đủ để nhạc số phát huy được hết ưu thế của mình. Bởi PC hoặc Laptop, dù đắt bao nhiêu cũng không thể thay thế một chiếc đầu CD để hoàng thành tốt nhiệm vụ phát nhạc. Đây quả thật là câu hỏi khó dành cho những người muốn khai thác sự tiện dụng của nhạc lossless.


                                        Sooloos One của Meridian đã gây được tiếng vang cực lớn khi ra mắt hồi năm 2008

Năm 2008, khi nhiều audiophile vẫn còn chưa có một chút khái niệm gì về lossless thì Meridian - một trong những nhà sản xuất thiết bị hi-end hàng đầu Anh Quốc đã nổ quả bom lớn khi giới thiệu ra thị trường chiếc music server đỉnh cao Sooloos One. Cơ chế hoạt động của Sooloos cũng như máy tính, nhưng nó chỉ làm duy nhất một nhiệm vụ là phát nhạc số, đồng thời có thêm chức năng rip nhạc từ CD sang định dạng FLAC. Chiếc music server này đã vượt qua vô số đầu phát CD hi-end đắt tiền để giành giải thưởng Nguồn phát của năm do tạp chí Stereophile trao tặng. Thành công (có phần) bất ngờ của Sooloos đã mở đầu cho trào lưu sản xuất music server - thâm chí chỉ sau đó 1 năm, LINN, một nhà sản xuất thiết bị hi-end Anh quốc lừng danh khác đã tuyên bó sẽ ngừng sản xuất đầu CD để tập trung vào các thiết bị phát nhạc số của mình với tên gọi trung LINN DS (một dạng DAC với nhiều giải pháp thích hợp số bên trong).

 1226_43.png

Konnekt của TC Electronic là cái tên quen thuộc với nhiều người chơi nhạc lossless ở Việt Nam

Cùng với việc music server liên tục ra mắt thị trường là việc xuất hiện ngày càng nhiều các website bán nhạc lossless, như HDtrack.com, itrax.com, burningshed.com, bookkat.com và dĩ nhiên không thể không nhắc đến iTunes của Apple hay Linn Records.com, Chesky… Nếu như nhạc rip từ CD chỉ có độ phân giải 16bit/44.1kHz thì nhạc mua tại các website kể trên có thể dạt chất lượng cao hơn hẳn, lên tới 24bit/96kHz, 24bit/192kHz - thường được gọi là nhạc HD. Tất cả các máy chủ âm nhạc đang bán trên thị trường hiện nay dều đọc được nhạc HD.

 1227_21.jpg

 Kho nhạc HD bán online ngày càng phong phú về số lượng với chất lượng vượt trội

Hai năm trở lại đây, số lượng đại gia nhảy vào phân khúc music server ngày càng tăng, như Mcintosh, Sony, Burmester, LINN, Naim bên cạnh các tên tuổi mới nổi Sonore, Aurender, Olive…Thậm chí các thiết bị phát nhạc số của LINN, Naim còn không có cả ổ cứng gắn trong, mà chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ trung chuyển tín hiệu từ PC, Ổ cứng mạng (còn được gọi NAS) ra dàn âm thanh rất tiện lợi nhưng vẫn chưa đủ với những audiophile hay "vọc" "vạch"...

1228_32.jpg 

Các sản phẩm music server của Olive nhanh chóng nổi tiếng trên toàn cầu

Họ chọn một cách cầu kỳ hơn - chơi nhạc số từ máy tính. Nếu như lúc trước, phần mềm phát nhạc số chỉ có Window Media Player, Winamp thì bây giờ đã xuất hiện thêm những cái tên khác như Amarra, Pure Music Player, Audirvana cho HĐH MacOS và Foobar, XXHighEnd, J River Media Center cho HĐH Windows, mới nhất là JPlay - được quảng cáo là "sẽ biến máy tính của thành một hi-end transport".

Cách chơi phổ thông nhất với nguồn phát máy tính là dùng Cardsound có cổng Coaxial hoặc Optical, kết nối với cục giải mã rời (DAC) trước khi vào ampli. Tuy nhiên, chất lượng của âm thanh vẫn có vấn đề, bởi nhiễu, ồn không được xửa lý triệt để, chưa kể tín hiệu âm thanh vẫn phải chạy qua con chip giải mã rẻ tiền trên cardsound va chịu ảnh hưởng bởi sự can thiệp của Volume trên hệ điều hành.

 1229_48.jpg

 Nhạc số đang dần đi từ bàn làm việc, máy nghe nhạc cá nhân tới những bộ dàn hi-end

Và những người am hiểu hơn sẽ phát triển theo một hướng đi mới hơn, đó là lấy tín hiệu trực tiếp từ cổng USB hoặc FireWire, LAN (với băng thông Gigabit) kết nối trực tiếp với DAC, hoặc chuyền qua một thiết bị được gọi chung là USB Converter. Khi cắm USB Converter vào máy tính, nó sẽ được coi là thiết bị âm thanh (Sound device), nhận và chuyển tín hiệu số thành định dạng âm thanh digital để đưa tới DAC qua đường Optical hoặc Coaxial. Với thiết bị này, tín hiệu sẽ được lấy trực tiếp từ cổng USB của máy tính, không phải thông qua cardsound, cũng không chịu ảnh hưởng của chương trình Kmixer trên Windows - được coi là nguyên nhân chính gây nhiễu, ồn.

1230_31.jpg 

LINN đã tuyên bố ngừng sản xuất đầu CD để tập trung cho dòng sản phẩm Phát nhạc số DS của mình

Đã có rất nhiều hãng sản xuất USB Converter, phổ thông và quen thuộc nhất trong giới audiophile ở Việt Nam là những cái tên như M2TECH, Musical Fidelity, Konnekt. So sánh giữa hai cách kết nối thì qua USB Converter có nhiều tiện ích hơn - đó là chất lượng âm thanh cao hơn sạch sẽ, chi tiết, được kiểm soát tốt hơn. Nhiều loại DAC đời mới trên thị trường hiện nay cũng có cổng vào USB, nhưng khả năng khử nhiễu không thể tốt bằng USB Converter.

 1231_27.jpg

 USB Convert của nhà sản xuất M2TECH đến từ Ý được các chuyên gia đánh giá cao với khử nhiễu tốt 
và tự động upsampling lên 24bit/192kHz


Một điều cuối cùng không thể bỏ qua, đó là nguồn nhạc. Hiện nay, trên các website, forums chia sẻ chủ yếu là nhạc rip từ CD, rất nhiều, rất rất nhiều, nhưng chất lượng cũng chưa thật bảo đảm, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng của CD (gốc hay chép, cũ hay mới), phần mềm rip đĩa, chất  lượng ổ ghi… Nhạc HD muốn có thì phải bỏ tiền ra mua, giá cũng tương đương đĩa CD, nhưng chương trình lại chưa thật phong phú. Tuy nhiên, với sự bùng nổ rất nhanh của trào lưu này, tình hình sẽ sớm được cải thiện.

NHẠC SỐ ĐÃ ĐƯỢC NHIỀU AUDIOPHILE LỰA CHỌN LÀ NGUỒN PHÁT CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ÂM THANH CỦA MÌNH. VỊ TRÍ CỦA NÓ ĐÃ NGANG BẰNG VỚI CD VÀ LP. MỘT KỶ NGUYÊN MỚI CỦA ÂM THANH ĐANG MỞ RA…
Share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2015. NhacSo47.com.
Design by Herdiansyah Hamzah. Published by Themes Paper. Powered by Blogger.
Creative Commons License